VẤN ĐỀ & SUY NGẪM : “ĐỨC TRỊ” HAY “PHÁP TRỊ” ?

25 Mar 2019

Trong những năm gần đây, vấn đề luật hoá công tác phòng chống tham nhũng cũng như lựa chọn giải pháp chống tham nhũng được cử tri cả nước vô cùng quan tâm. Có quan điểm cho rằng: trong thời gian qua chúng ta phòng, chống tham nhũng chưa thực sự hiệu quả, chưa thực sự quyết liệt, nhiều vụ án tham nhũng lớn có tổ chức mà thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng đã bị báo chí “vạch mặt, chỉ tên” để cơ quan điều tra vào cuộc, hình phạt sau đó có nghiêm khắc nhưng không ai dám khẳng định đó là vụ án cuối cùng về tham nhũng. Giải pháp nào để hạn chế Tham nhũng ?. Vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong thời gian qua và đặc biệt ngày càng trở nên sôi nổi khi cử tri cả nước đang mong đợi những cải cách, những quyết tâm, những giải pháp mạnh mẽ thực sự hiệu quả từ Quốc Hội - Cơ quan quyền lực cao nhất.

 Vấn đề đặt ra là: lựa chọn pháp luật với răn đe, trừng phạt là chính hay lựa chọn ý thức, đạo đức với tuyên truyền, giáo dục là cơ bản ?

Chọn Pháp Trị. Tức là chọn biện pháp mạnh, dùng pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ trong xã hội, pháp luật là căn cứ duy nhất để mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức hành xử, giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Sắp tới, Luật Phòng chống tham nhũng sẽ được Quốc Hội thông qua - đó chính là một trong những văn bản quy phạm có tính hiệu lực và phạm vi áp dụng cao nhất. Luật với những nguyên tắc cơ bản, quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng, các biện pháp đấu tranh, trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân, tổ chức có liên quan sẽ được ban hành sắp tới . Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là không vì người thân quen, quyền cao chức trọng mà vị nể, nhẹ tay trừng phạt hay né tránh với hành vi tham nhũng, nguyên tắc này đã được áp dụng hàng thập kỷ qua tại các nước phương Tây, với họ pháp luật là tất cả, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức đều tuân thủ pháp luật và chính họ nhờ pháp luật bảo vệ mình và gia đình, tinh thần “thượng tôn pháp luật”“pháp luật bất vị thân”. Đối với họ, thì việc tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng hay bất cứ cá nhân, tổ chức nào ngay cả trong thành phần tưởng chừng không thể tham nhũng là cơ quan, tổ chức phòng chống tham nhũng cũng có thể bị điều tra, kết án nếu có hành vi tham nhũng, pháp luật là căn cứ duy nhất, là tinh thần chủ đạo, là ưu tiên số một tại các quốc gia phương Tây và ở khía cạnh nào đó, chúng ta cũng phải học tập tinh thần “sống và làm việc theo pháp luật” của họ. Vấn được đề đặt ra hiện nay là: giải pháp này có phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta hay không ? Để trả lời chắc chắn câu hỏi này thật vô cùng khó khăn bởi trong bao nhiêu năm qua chúng ta phòng chống tham nhũng chưa thực sự hiệu quả và lời nói cùng việc làm chưa song hành.

Chọn Đức Trị. Ở một khía cạnh khác ngoài những ưu điểm không thể phủ nhận của giải pháp chống tham nhũng chỉ bằng pháp luật nói trên, chúng ta phải khẳng định cho dù pháp luật có hoàn chỉnh, kế hoạch, chính sách có hoàn hảo đến đâu thì vấn đề hiệu quả vẫn là những con người vận hành bộ máy, cơ quan chống tham nhũng đó. Chọn giải pháp Đức trị – tức là dùng ý thức, dùng đạo đức, dùng tinh thần để chi phối điều chỉnh xã hội mà những người đứng đầu có quyền, có trách nhiệm phải là “tấm gương sáng” để tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân noi theo, vấn đề hiện nay là: chúng ta quá ít những tấm gương sáng như thế.

Con người với Ý thức, Đạo đức và Tinh thần là những tính chất cơ bản quyết định thắng lợi trong mọi cuộc đấu tranh và phòng chống tham nhũng không phải ngoại lệ, bởi chỉ với “pháp trị” thì không thể có được yếu tố “tinh thần” nói trên, ngay cả các nước phương Tây hay phương Đông thì yếu tố này vẫn không thay đổi. Về vấn đề này, Trung quốc là một điển hình trong lịch sử: có thể nói từ ngàn xưa với đạo thuyết Pháp gia của Hàn Phi Tử, Lý Tư, Thương Ưởng,..đã chứng minh không thể chỉ dùng pháp luật cứng ngắc và vô hồn làm thước đo tuyệt đối cho phép trị nước. Tuy vậy, Đức trị cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, bởi phòng chống tham nhũng mà không có cơ chế, chính sách, kế hoạch cụ thể thì cũng không thể khẳng định đảm bảo thắng lợi như mong muốn. Vấn đề đặt ra là: cần phải có một nền tảng pháp lý vững chắc cho tinh thần, ý chí đó tồn tại và phát triển.

“Đức trị”: nghĩa là tuyên truyền, giáo dục tinh thần, ý chí và đạo đức là cơ bản khi kết hợp thống nhất, hài hoà với “Pháp trị”: nghĩa là răn đe, trừng phạt là chính cùng cơ chế, chính sách, kế hoạch, tài chính công khai, minh bạch mới là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng chống tham nhũng. 

Một xã hội được duy trì và phát triển không thể không có pháp luật và đạo đức./.

Phan Văn Lãng - 6/2005.

 

 

Liên hệ


Nhập nội dung sau: captcha

Tầng 8 Tòa nhà CT3B - Số 10 Đại lộ Thăng Long, Hà Nội

0982.180.880 - 024.2249.3579

info@luatminhtriet.com

Số lượt truy cập:344735

Đối tác và khách hàng

USOL Vietnam Co.,Ltd
VietCredit
ELCOM
P.AMC
Gỗ An Lạc
Gỗ Việt
WoDesign